Ghi chú Chiến tranh Pháp – Đại Nam

  1. Theo lý giải của sử gia Phạm Văn Sơn: Sử Nguyễn ghi Pháp cầu hòa trước là không đúng. Phải cử người đến Gia Định, phài nộp tiền để đảm bảo thiện chí cầu hòa, chỉ hai việc ấy thôi thì cũng đủ hiểu. "Có lẽ sử thần ta vì tự ái dân tộc mà xuyên tạc chăng?"
  2. Nhà Nguyễn mất nước với Tây phương chỉ là vì văn minh nông nghiệp của Á Đông hết sức lạc hậu, yếu hèn, mà văn minh khoa học cùng cơ giới của phương Tây lại quá mạnh mà thôi,xem Nhiều tác giả 2007, tr. 325.
  3. Mất nước không phải là tất yếu... Triều Nguyễn thua Pháp vì lúng túng về đường lối chính trị dẫn đến lúng túng về quân sự, tuy quân lực không yếu mà tự phải thua. Sự lúng túng còn thể hiện trong nỗi lo sợ trước luồng tư tưởng mới đang tràn vào. Lo sợ, nhưng không có giải pháp hữu hiệu, đành thu mình đóng kín. Càng lúng túng hơn khi nhà Nguyễn đồng thời phải đối phó với những mâu thuẫn nội bộ rất nghiêm trọng, mà những mâu thuẫn này lại bị sự chi phối rất mạnh của các áp lực từ bên ngoài. Riêng đối với đạo Gia-tô thì triều Nguyễn đã từ lúng túng đi đến bế tắc, không đủ sức chuyển đổi tư duy để có biện pháp thích hợp
  4. Những chính sách cực đoan của nhà Nguyễn với Công giáo không hề xuất phát từ đầu óc kỳ thị tôn giáo thuần túy, mà chính xuất phát từ nhận thức giữa Công giáo với phương Tây là dấu nối như một thể đồng nhất. Vì thế, trong cách nhìn của triều Nguyễn, ngăn cấm Công giáo là ngăn chặn phương Tây hiện diện tại Việt Nam, chứ không phải ngăn cấm một tôn giáo đơn thuần. Tuy nhiên, cách làm của nhà Nguyễn đã phản tác dụng, gây phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, tạo vết hằn lịch sử đau thương giữa lươnggiáo, đồng thời khiến phương Tây có lý do nổ súng xâm lược và lợi dụng đồng bào có đạo trong suốt thời gian thống trị...Nguyễn Quang Trung Tiến. “Triều Nguyễn - cảm nhận đa chiều (kỳ 2)]”. Báo Đà Nẵng điện tử. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2008.
  5. Suốt hơn 20 năm kể từ khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn đã không thể giải quyết mâu thuẫn giữa các cải cách mới để có thể chống Pháp thành công và muốn chống Pháp thành công thì phải cải cách; vì thế, triều Nguyễn đã để mất dần lãnh thổ và phải lần lượt ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng với thực dân Pháp. Sự bế tắc này dễ làm người ta liên tưởng vua Tự Đức và triều đình Huế đã theo đuổi một đường lối chống Pháp nhu nhược, thỏa hiệp, cuối cùng chấp nhận đầu hàng giặc.Hai hiệp ước Harmand (ngày 25 tháng 8 năm 1883) và Patenôtre (ngày 6 tháng 6 năm 1884) do triều Nguyễn ký kết với Pháp diễn ra sau ngày vua Tự Đức mất, nhưng đó là kết quả khó tránh khỏi của một kế sách dùng dằng, bế tắc của người tiền nhiệm theo Nguyễn Quang Trung Tiến

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến tranh Pháp – Đại Nam http://www.archive.org/download/laffairedutonkin00... http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Hoang-Dieu--vi-T... http://baodanang.vn/channel/5399/200810/Trieu-Nguy... http://vietsciences.free.fr/vietnam/bienkhao-binhl... http://www.tgvn.com.vn/ http://tuanbaovannghetphcm.vn/luan-ve-nhung-nguyen... https://web.archive.org/web/20180827110350/http://... http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Than... https://vnexpress.net/thoi-su/vi-vua-duy-nhat-ke-c... http://huedisan.com.vn/TTBTDTCDH.aspx?TieuDeID=35&...